Lần đầu tiên trong lịch sử y học thế giới, một phụ nữ Thụy Điển đã sinh con thành công từ tử cung được hiến tặng.
Ca cấy ghép tử cung đầu tiên trên thế giới thành công ngoài mong đợi
với sự ra đời của bé trai Gothenberg, Thụy Điển hồi tháng trước, sau
nhiều năm nghiên cứu không biết mệt mỏi của các nhà khoa học.
Sự kiện này chỉ được các bác sĩ tiết lộ mới hôm qua khi cả bé và mẹ 36 tuổi đã ổn định sức khỏe và em bé đang phát triển tốt.
Được biết, sản phụ 36 tuổi này vẫn có buồng trứng nhưng không có tử
cung bẩm sinh, một khiếm khuyết chỉ xảy ra ở 1/4.500 bé gái trên thế
giới. Sau đó, cô đã được một người thân 61 tuổi hiến tặng bộ phận này.
Theo BBC, các bác sĩ ở Đại học Gothenburg tiến hành cấy ghép tử cung
hiến tặng cho bệnh nhân. Họ đã phải sử dụng nhiều loại thuốc để chống
thải ghép.
Lần đầu tiên trong lịch sử y học thế giới, một phụ nữ Thụy Điển đã sinh con thành công từ tử cung được hiến tặng.
Một năm sau, bác sĩ quyết định chuyển một trong số những phôi đông
lạnh, được thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng của người phụ nữ trên và
tinh trùng của chồng cô, vào trong tử cung cấy ghép. Người mẹ mang thai
và sinh nở vào khoảng tuần thứ 32. Bé trai ra đời tháng trước nặng 1,8
kg.
Trước niềm vui đặc biệt này, bố em bé cho biết: "Đó là một cuộc hành
trình thực sự gian khổ suốt nhiều năm nhưng giờ, chúng tôi có một em bé
kỳ diệu nhất. Cậu nhóc trông giống với bất kỳ đứa trẻ nào khác nhưng nó
có một câu chuyện ra đời vô cùng đặc biệt. Thằng bé rất đáng yêu. Cháu
thậm chí còn không khóc mà chỉ thì thầm". Hiện tại, danh tính của cặp vợ
chồng ở Thụy Điển trên vẫn chưa được tiết lộ.
Giáo sư Mats Brannstrom, đến từ Đại học Gothenburg và Stockholm IVF,
là người dẫn đầu nghiên cứu trên. Ông miêu tả ca sinh nở ở Thụy Điển như
một khoảnh khắc vui sướng. "Đó là một niềm hạnh phúc vô cùng to lớn cho
tôi và cả nhóm. Chúng tôi đã thực sự không thể tin rằng mình có thể
được trải qua khoảnh khắc ấy", ông Mats nói.
Hiện tại, cậu bé có thể bú sữa mẹ và phát triển tốt. Mẹ của bé có thể
quyết định giữ lại tử cung cho đến khi cô sinh đứa con thứ hai. Tử cung
này không giống như các bộ phận cấy ghép khác mà có thể sẽ bị đào thải
sau một thời gian.
Giáo sư Mats (thứ ba từ trái sang) cùng các đồng nghiệp trong một cuộc họp báo cách đây 2 năm.
Sáu người phụ nữ khác cũng đang ở trong dự án cấy ghép tử cung của
Đại học Gothebur có sức khỏe tiến triển tốt. Trong 9 người tham dự thử
nghiệm, có 5 người nhận tử cung từ mẹ của mình, để đảm bảo cơ thể dễ
dàng tiếp nhận. Riêng mẹ cậu bé mới sinh nói trên lại xin tử cung từ một
người phụ nữ 61 tuổi.
Giáo sư Mats Brannstrom, người đã dành hơn một thập kỷ để nghiên cứu
vấn đề này tin rằng, đây là thành công đầu tiên để đưa khái niệm mới về
cấy ghép tử cung vào thực tiễn và mở ra cơ hội cho hàng trăm ngàn phụ nữ
bị vô sinh do khuyết tật tử cung bẩm sinh. Ông Richard Smith, nhà tài
trợ của tổ chức hỗ trợ vô sinh ở phụ nữ vừa qua đã trích thêm 540.000
bảng Anh hỗ trợ cho các cuộc phẫu thuật sắp tới.
Ca cấy ghép tử cung lần đầu tiên thực hiện ở Saudi, Ả Rập năm 2000,
nhưng cơ thể của người phụ nữ đã từ chối tiếp nhận bộ phận mới và phải
cắt bỏ sau 4 tháng.
Theo nguồn đăng: eva.vn