Bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ, tiểu đường, bệnh trĩ,… từ rau muống

02:44 |
Theo kết quả phân tích của y học hiện đại, trong 100g rau muống có: 78,2 gram nước, 85 mg can-xi, 31.5 mg phốt-pho, 20g vitamin C và một hàm lượng nhỏ prô-tê-in, sắt, vitamin B2, ca-rô-ten, a-xít ni-cô-tíc, đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt…
Rau muống là loại thực phẩm gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình người Việt. Theo đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…
Sau đây là một số bài thuốc từ rau muống:
1. Chữa kiết lỵ
Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày.
2. Trị tiểu đường
https://lh3.googleusercontent.com/-HBilBkfbHlc/U-_98I_7PTI/AAAAAAAABYc/QVozqPj-iiI/ChoXua.Com-benh-tieu-duong.jpg
Rau muống đỏ 60 gram, râu ngô 30 gram, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.
3. Trị bệnh trĩ:
Lấy 100 gram rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120 gram đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày hai lần, mỗi lần 100gram.
4. Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè
Rau muống 100 gram, mã thầy 500 gram, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.
5. Thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt
Rau muống 150 gram, cúc hoa 12 gram, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).
Gần đây, y học hiện đại còn chứng minh, rau muống cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A…, những người cao tuổi ăn rau muống ngày hai bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh từ rau má

08:51 |
Rau má là một loại rau khá nổi tiếng và thông dụng ở các vùng quê của Việt Nam có tác dụng giải độc và là một loại thảo dược bồi bổ sức khỏe cho sức khỏe. Trong rau má có nhiều khoáng chất có tác dụng chống ôxy hóa cao, dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và các chứng bệnh về da.

Với nhiều công dụng như vậy, Đông y đã có những vị thuốc chữa bệnh rất tốt.
1. Nước ép rau má.
Lá rau má tươi rửa sạch, ép hoặc giã nát lấy nước uống hàng ngày, thêm chút đường cho dễ uống. Trong nước rau má có đầy đủ các dưỡng chất giúp cơ thể giải nhiệt, chống lão hóa… mỗi người có thể dùng 30 đến 40g rau má tươi một ngày.
2. Toa căn bản
Đây là toa thuốc được ra đời vào khoảng năm 1950, gồm 10 vị rất quen thuộc ở các Bệnh viện, Nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, không có độc tính.
Thành phần gồm:
- Rau má 8g
- Rể tranh 8g
- Lá muồng trâu 4g
- Cỏ mần chầu 8g
- Cỏ mực 8g
- Cam thảo nam 8g
- Ké đầu ngựa 8g
- Củ sả 4g
- Gừng tươi 4g
- Vỏ quít 4g
Tất cả cho vào ấm, đổ 3 chén nước đầy, đun đến khi còn lại 1 chén nước, uống khi còn ấm.
3. Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói
Trẻ em, người già, người ốm mới khỏi có thể dùng rau má làm thuốc bổ dưỡng rất tốt. Rau má làm lương khô mang theo khi đi xa, lúc đói mang ra ăn giúp chống đói rất hiệu quả.
Thành phần thuốc gồm:
- Lá dâu tầm
- Mè đen
- Bột củ mài
- Rau má.
Mỗi vị khoảng 5g, số lượng như nhau, tán làm bột hoàn. Ăn ngày 2 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 hoàn.
4. Thoái nhiệt đơn.
Thành phần thuốc gồm:
- Rau má 15%,
- Hoạt thạch 30%,
- Sắn dây 20%,
- Sài hồ 15%,
- Thạch cao 10%,
- Cam thảo 10%.
Tất cả tán thành bột, uống ngày 3 lần, mỗi lần 4 g. Có tác dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh
5. Sốt xuất huyết.
canh rau má
canh rau má là món ăn dễ chế biến lại bổ dưỡng
Thành phần thuốc gồm:
- Rau má 20g,
- Cỏ mực 16g,
- Rau sam 16g,
- Đậu đen 16g.
Cho tất cả vào ấm sắc thành thuốc uống hàng ngày.
6. Thuốc hạ huyết áp
Thành phần thuốc gồm:
- Rễ nhàu 16g
- Rễ kiến cò 12g
- Lá tre l2g
- Rễ tranh 12g
- Rễ cỏ xước 12g
- Rau má 16g
- Lá dâu 12g
Có thể sắc thành thuốc để uống hoặc chế thành thuốc viên uống giống trà thay nước uống hàng ngày.
Theo baosuckhoe
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Những bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ na

00:11 |
Quả na hay còn gọi là quả mãng cầu ta, đây là loại quả rất phổ biến và ăn rất thơm ngon, không chỉ là loại quả ngon, quả na còn là vị thuốc quý chữa được nhiều loại bênh.
Na, hay còn gọi là mãng cầu ta, mãng cầu dai/giai, sa lê, phan lệ chi, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Cây na cao cỡ 2- 5 m, lá mọc xen ở hai hàng, hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (hoặc nhiều người quen gọi là mắt), thịt quả trắng. Hạt na màu đen, có vỏ cứng, chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.
Mỗi năm na chỉ cho thu hoạch một lần vào dịp tháng 8. Na chín có mùa và có “giờ”, sáng thức giấc thấy quả na còn xanh mà tới chiều na đã “mở mắt”, thời gian thu hoạch na ngắn, chỉ kéo dài hơn 1 tháng nên mới đó thấy có vài quả na được mang ra chợ bán đã lại sắp hết mùa. Nhiều người do bận rộn chưa kịp tận hưởng vị ngon của quả na mùa này đành nuối tiếc chờ mùa na năm sau.
https://lh3.googleusercontent.com/-VttMi1SxtQ8/U-_5e92MktI/AAAAAAAABXw/VXLAtU4Gibg/ChoXua.Com-qua-na-chin.jpg
Quả na chín có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả mềm và thơm, ngọt, ngon nhất là na dai. Na chín được nhiều người ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi, người mới ốm dậy và phụ nữ sau khi sinh.
Na vừa là loại quả ngọt thơm, bổ dưỡng lại vừa là vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Theo Đông y, quả na vị ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng hạ khí tiêu đờm. Quả xanh làm săn da, tiêu sưng.
Quả na dùng chữa đi lỵ, tiết tinh, đái tháo, bệnh tiêu khát. Quả na điếc dùng trị mụn nhọt, đắp lên vú bị sưng.. Hạt na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Hạt thường được dùng diệt côn trùng, trừ chấy rận. Lá na dùng trị sốt rét cơn lâu ngày, mụn nhọt sưng tấy, ghẻ. Rễ và vỏ cây dùng trị ỉa chảy và trục giun.
Quả na ương (hái lúc chín nửa chừng): Chứa nhiều tanin, được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Khi dùng, lấy 30g, thái nhỏ, bỏ hạt, sắc uống làm hai lần trong ngày.
Quả na điếc (quả lúc đang lớn bị một loài nấm làm hỏng, khô xác, có màu nâu đỏ tím): Là vị thuốc được dùng phổ biến trong Đông y. Chẳng hạn, để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, lấy quả na điếc 20 g đốt tồn tính, ngọn non cỏ lào 50 g, gạo tẻ 30 g, rang thật vàng; sắc uống làm 3 lần trong ngày. Dùng ngoài, quả na điếc phơi thật khô, tán thành bột, hòa với giấm, bôi nhiều lần trong ngày, chữa nhọt ở vú.
Hạt na: Giã nhỏ, ngâm rượu, ngậm nhổ nước chữa đau nhức răng, nếu nước đặc ngâm quần áo diệt được rận. Hạt na có độc, không được dùng uống. Khi dùng ngoài, không để dung dịch hạt na bắn vào mắt.
https://lh6.googleusercontent.com/-opMv4oCGnC0/U-_5rFBW-cI/AAAAAAAABX4/U5Kl3VNBQzw/ChoXua.Com-hat-na.jpg
Lá na: 1 nắm rửa sạch, giã nát cùng với lá bồ công anh, đắp chữa sưng vú; nếu thêm lá ớt, lá táo, lá từ vi lại chữa mụn nhọt có mủ, đầu đinh. Lá na (10-20g) rửa sạch, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước đem phơi sương một đêm, rồi thêm ít rượu mà uống trước khi lên cơn sốt rét khoảng hai giờ. Dùng riêng hoặc phối hợp với ngải cứu (10g), thạch xương bồ (8g), sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
https://lh4.googleusercontent.com/-uM4lB65-nBs/U-_5wggaGlI/AAAAAAAABYA/Qg5r-5Agz2U/ChoXua.Com-la-na.jpg
Rễ na: Cũng dùng để chữa sốt rét. Lấy 50g rễ na sắc uống với 30g rễ và lá cây ngâu rừng, 30g rễ xoan rừng. Ngoài ra, rễ na 30-50g thái nhỏ, rửa sạch, sao qua, sắc uống có tác dụng tẩy giun đũa.
Để chữa bong gân, chạm thương: Lấy lá na 20g, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g, tất cả giã nát, hơ nóng, đắp vào vùng tổn thương. Ngày làm một lần.
Chú ý: Hạt na có độc, không được uống. Nhưng nếu khi ăn quả na, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt phát huy tác dụng.
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Những lợi ích không ngờ từ hạt lạc

02:30 |
Chúng ta chưa hề biết đến những lợi ích vô cùng quan trọng của lạc, không chỉ tốt cho sức khoẻ mà lạc còn tốt cho cả da và tóc.
Dưới đây là những lợi ích của lạc:
1. Giàu năng lượng
Lạc chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hoá. Do đó lạc là nguồn thực phẩm giàu năng lượng.
2. Cholesterol
Lạc giúp làm giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Đồng thời lạc cũng chứa axit béo không bão hoà đơn đặc biêt là axit oleic giúp chống lại bệnh động mạch vành.
3. Phát triển cơ thể
Lạc rất giàu protein. Các axit amin trong protein của lạc rất tốt cho sự phát triển của cơ thể.
4. Chống ung thư dạ dày
Poly-phenolic là chất chống oxy hoá có rất nhiều trong lạc. Axit P-Coumaric trong lạc làm giảm những Nito Amin -chất gây ung thư giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày.

5. Chống lại các bệnh về tim mạch, bệnh thần  kinh, chứng mất trí, và bệnh truyền nhiễm
Lạc chứa hàm lượng chất chống oxy hoá Poly-phenol và Resveratrol cao có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh thần kinh, các bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh nấm cực kì hiệu quả.
7. Chất chống oxy hoá
Nồng độ chất chống oxy hoá trong lạc cực kì cao. Để tăng cường hiệu quả bạn nên cho lạc vào đun sôi. Lượng chất oxy hoá trong lạc sẽ tăng gấp 2 lần lượng chất oxy hoá  chứa trong Biochanin-A và tăng gấp 4 lần lượng oxy hoá trong Genistein. Giúp làm giảm các gốc tự do được sinh ra trong cơ thể.
8. Bảo vệ da
Lượng vitamin E trong lạc giúp duy trì và bảo vệ các tế bào trong màng nhầy và da khỏi các gốc tự do - là nguyên nhân gây tổn hại cho da.
9. Cung cấp vitamin
Lạc chứa vitamin B phức hợp, các vitamin như Niacin, Vitamin B2, tiamin, Vitamin B6, Vitamin B9 và axit Pantothenic….
10. Cung cấp khoáng chất
Kali, mangan, đồng, magie, canxi, sắt, selen, lưu huỳnh là những khoáng chất có trong hạt lạc. Những khoáng chất này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
11. Trị sỏi mật
Chỉ cần ăn một ít lạc hoặc ăn đậu phộng bơ hàng tuần giúp bạn có thể chống lại bệnh sỏi mật. Giảm nguy cơ mắc bệnh chỉ còn 25%.
12. Giảm nguy cơ bị tăng cân
Những phụ nữ ăn lạc ít nhất 2 lần trong 1 tuần ít bị mắc các bệnh béo phì hơn những người không ăn. Nếu bạn ăn đậu phộng bơ được chế biến từ lạc vào mỗi buổi sáng và thêm một vài lát bánh mì sẽ giảm nguy cơ bị mắc các bệnh béo phì.
13. Chống ung thư ruột già
Lạc có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư ruột già đặc biệt là ở phụ nữ. Ăn ít nhất 2 thìa đậu phộng bơ  (được làm từ lạc và bơ) 2 lần trong một tuần giúp giảm nguy cơ bị ung thư ruột già ở phụ nữ là 58% và nam giới là 27%.
14. Điều chỉnh lượng đường trong máu
Mangan có trong lạc giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất béo, trao đổi chất carbohydrate và điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ngoài những lợi ích trên, lạc còn có cực kì tốt cho da và tóc:
Lợi ích của lạc với da:
Mangan có trong lạc giúp cơ thể hấp thụ canxi, chất béo, trao đổi chất carbohydrate và điều chỉnh lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)
-  Các đặc tình chống viêm của lạc có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm bội nhiễm. Các axit béo trong lạc cũng giúp giảm xưng và đỏ da. Đồng thời trong lạc cũng chứa Vitamin E, kẽm, magie giúp làm sáng da và chống lại các vi khuẩn gây mụn. Hàm lượng protein trong lạc giúp tái tạo tế bào.
 - Chất xơ trong lạc giúp loại bỏ các độc tố và chất thải. Ăn lạc thường xuyên giúp bạn loại bỏ các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể mang lại cho bạn một làn da khoẻ mạnh.
- Beta carotene, một chất chống oxy hoá tìm thấy trong lạc rất quan trọng để cho một làn da khoẻ mạnh. Beta carotene được chuyển hoá thành Vitamin A trong cơ thể giúp tăng cường và sửa chữa các tế bào trong cơ thể. Vì vậy lạc giúp chữa lành vết thương và vết bầm rất nhanh.
Lợi ích của lạc với tóc:
- Lạc chưa nhiều axit béo Omega 3 tăng cường sức khoẻ da đầu và nang tóc.
- Arginine - một loại acid amin rất hữu ích có rất nhiều trong lạc giúp bạn điều trị được chứng hói đầu và giúp tóc khoẻ mạnh hơn.
Theo nguồn đăng: eva.vn
Đọc thêm…
Comments
0 Comments

Lương y Nguyễn Thị Hiền và bài thuốc 4 đời chữa bệnh trĩ.

01:40 |
Là thế hệ thứ 4 trong gia đình có truyền thống hành nghề bốc thuốc cứu người, bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ gia truyền của Lương y Nguyễn Thị Hiền (thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tồn tại và đứng vững suốt gần 400 năm qua.
Điều khác biệt trong bài thuốc gia truyền của Lương y Nguyễn Thị Hiền
Tìm đến căn nhà nhỏ nép mình khiêm tốn giữa làng quê yên bình, đón tiếp chúng tôi là vị nữ Lương y có khuôn mặt tròn đầy phúc hậu. Bằng những kiến thức, hiểu biết của chính mình, Lương y Nguyễn Thị Hiền giải thích rất cặn kẽ về bệnh trĩ với chúng tôi.
Bệnh trĩ gây rất nhiều phiền toái cho những người không may mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tế nhị này thường là do cơ thể bị nóng trong dẫn đến táo bón hay việc tăng áp lực đột ngột lên ổ bụng, đặc biệt là việc sinh nở. Chính vì vậy mà phụ nữ sau sinh là đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất do vừa trải qua quá trình rặn đẻ. Thời gian sau sinh là quãng thời gian mà cả mẹ và em bé đều rất nhạy cảm nên các mẹ thường ngại chữa trị bởi lo lắng việc dùng thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt tới cả mẹ và em bé.
Lương y Nguyễn Thị Hiền và bài thuốc 4 đời chữa bệnh trĩ - 1
Để chữa trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh, Lương y Nguyễn Thị Hiền chú trọng vào việc bồi bổ mà vẫn thanh nhiệt bằng cách gia giảm các vị thuốc có lợi cho người mẹ và cả sức khỏe của em bé. Do đó, uống thuốc của Lương y Hiền, không những cả mẹ và bé đều không bị ảnh hưởng mà cơ thể người mẹ còn được bồi bổ, sữa mẹ được nâng cao dinh dưỡng giúp các bé hấp thu tốt hơn.
Lương y Nguyễn Thị Hiền và bài thuốc 4 đời chữa bệnh trĩ - 2
Kể về một ví dụ điển hình thì Lương y Nguyễn Thị Hiền nghĩ ngay đến chị Lan (Ba Đình, Hà Nội). Sau khi trải qua kỳ sinh nở, búi trĩ của chị bị sa ra ngoài một chút và có xu hướng ngày một nặng hơn. Sau nhiều đắn do, chịu đựng, chị quyết định đi cắt bỏ. Đến nay đã hơn nửa năm nhưng cảm giác đau rát vẫn đeo bám chị. Đồng thời, quá trình uống kháng sinh sau khi cắt bỏ búi trĩ khiến chị bị mất sữa, em bé phải ăn sữa ngoài từ rất sớm. Biết và tìm đến Lương y Nguyễn Thị Hiền qua một số diễn đàn, tuy nhiên lúc này, Lương y Hiền chỉ có thể giúp chị thanh nhiệt, cắt cơn đau mà khó có thể khiến chị tiết sữa trở lại bởi thời gian ngừng sữa đã quá lâu.
Trên cương vị một người phụ nữ, Lương y Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: được thực hiện thiên chức làm mẹ là một điều vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên thì đau đớn, bất tiện do trĩ gây ra thì không phải ai cũng có thể chịu đựng. Trường hợp của chị Lan khiến Lương y Hiền suy nghĩ rất lâu khi thấy bản thân không giúp được gì nhiều cho mẹ con chị. Chị Lan sau đó cũng luôn tự trách bản thân vội vã, không tìm đến Lương y Hiền sớm hơn.
Cái tâm của người thầy thuốc
Ít ai biết Lương y Nguyễn Thị Hiền chính là con gái của nột vị Lương y nổi tiếng. Ngay từ nhỏ, Lương y Hiền đã sớm được tiếp xúc với đủ các loại cây. Chị sớm bộc lộ tài năng trong nghề khi chỉ mới 6 – 7 tuổi đã có thể giúp cha đọc vị, chế biến thuốc một cách chính xác.
Không phụ mong ước của cha, Lương y Hiền theo học và tốt nghiệp Học viện Y học cổ truyền. Bằng tài năng của chính mình, Lương y Nguyễn Thị Hiền đã vượt ra khỏi cái bóng của cha, của dòng họ để có một chỗ đứng nhất định trong nghề.
Là một người phụ nữ, một người mẹ, Lương y Hiền rất hiểu đau đớn mà những người mẹ phải chịu sau khi trải qua kỳ sinh nở. Vì vậy, bằng cái tâm của người thầy thuốc, chị đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu dựa trên cơ sở bài thuốc gia truyền của dòng họ. Thậm chí, vị nữ danh y này còn không ngại thân gái dặm trường đi đến các khu vực của người Nùng, người Mường,… để tận tay tìm hái những cây thuốc quý.
Chúng tôi liên hệ với chị Mã Thị Tâm Quyên – một bệnh nhân ở vùng cao nguyên Đà Lạt đã được Lương y Nguyễn Thị Hiền chữa khỏi hẳn bệnh trĩ chỉ với một tháng uống thuốc. Sau kỳ sinh thường, vợ chồng chị còn chưa kịp tận hưởng niềm hạnh phúc thì chị Quyên tiếp tục phải đối mặt với đau đớn khi búi trĩ của chị bị sa ra ngoài rất nhiều trong quá trình rặn đẻ. Liên tục đi ngoài ra máu, chị không cách nào làm giảm bớt đi sự đau rát vì không dám dùng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào, sợ ảnh hưởng đến con.
Lương y Nguyễn Thị Hiền và bài thuốc 4 đời chữa bệnh trĩ - 3
Rất nhiều gói thuốc đã được chuyển qua đường bưu điện
Khi cơn đau trở nên không thể chịu nổi, nhờ người quen giới thiệu, vợ chồng chị tìm đến Lương y Nguyễn Thị Hiền. Tuy chỉ “bắt” bệnh bằng đường điện thoại nhưng chỉ qua vài câu miêu tả, Lương y Hiền lập tức tư vấn và gửi thuốc vào Đà Lạt. Đúng một tuần sau, nhận điện thoại từ chị Quyên, Lương y Hiền vui mừng khi chị thông báo bệnh đã đỡ hẳn mà cơ thể vẫn tiết sữa đều cho bé ăn, một tháng sau thì bệnh khỏi hoàn toàn.
Tâm sự với chúng tôi về nghề thầy thuốc, Lương y Nguyễn Thị Hiền cười phúc hậu. Đối với bất cứ bệnh nhân nào chị cũng đều hết sức tận tâm. Đối với những bệnh nhân của căn bệnh tế nhị này, chị luôn đặt mình vào vị trí người bệnh để nắm bắt được tâm lý, đồng thời có thể đưa ra những lời khuyên, lời tư vấn tốt nhất. Bởi vì, với Lương y Nguyễn Thị Hiền, bốc thuốc là đam mê và quan trọng hơn là chị được góp một phần công sức để giúp đỡ mọi người.
Theo nguồn đăng:eva.vn
Đọc thêm…
Comments
0 Comments